Những phiên đàm phán đầu tiên không thể đạt tiến triển do sự thiếu thiện chí của Mỹ Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972

Phiên họp sơ bộ ngày 10-05 có trọng tâm là ngôn ngữ đối thoại, thành phân và quốc tịch của các bên tham gia và thời gian cho phiên họp chính thức đầu tiên. Ngay trong phiên họp đầu tiên ngày 13-05, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra yêu cầu: Mỹ phải chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam, Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc vô điều kiện. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra lập trường 4 điểm và cương lĩnh đấu tranh của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam:

  • Xác nhận quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam
  • Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Đất nước Việt Nam chỉ tạm thời bị chia cắt để chờ Tổng tuyển cử để bầu chính quyền thống nhất cho cả hai miền
  • Công việc nội bộ của Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam quyết định
  • Công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam phải được thực hiện theo cương lĩnh đấu tranh của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Phía Hoa Kỳ đã không đề cập tới các vấn đề thống nhất từ trước mà đưa ra đòi hỏi về việc Tôn trọng khu phi quân sự ở Vỹ tuyến 17, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải xuống thang, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải cùng rút quân. Phái đoàn liên lạc của Việt Nam Cộng hòa đưa ra tuyên bố nếu Việt Nam Cộng hòa không được tham gia hòa đàm sẽ không có hòa bình.[25]

Ngày 15-05-1968, Ngoại trưởng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy tuyên bố về lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:

  1. Trước tiên, Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và vô điều kiện việc ném bom và bắn phá trên toàn lãnh thổ miền Bắc (đặc biệt từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh)
  2. Mỹ phải chấm dứt mọi hành động chiến tranh khác (rải truyền đơn, thả quà tâm lý và triển khai biệt kích ở miền Bắc...)
  3. Mỹ phải thực hiện những yêu cầu nói trên mà không được đưa ra yêu sách với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Thực hiện những đòi hỏi trên sẽ được coi là thiện chí của Hoa Kỳ. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thiện chí của mình đã cử đại diện và tới đối thoại chính thức, nghiêm chỉnh với Mỹ ở Paris.[26]

Cũng trong ngày 15-05-1968, Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ Harriman tuyên bố nhất trí về việc vấn đề nội bộ của miền Nam do người miền Nam quyết định và thống nhất hai miền thông qua giải pháp hòa bình. Tuy nhiên tới phiên đàm phán thứ, ngày 19-06-1968, phái đoàn Hoa Kỳ lại tuyên bố sử dụng hiệp định Genève 1954 để thống nhất hai miền; khu phi quân sự Vỹ tuyến 17 được dùng để chia đôi Việt Nam thành 2 chính thể khác nhau. Do thái độ tránh né, không đi thẳng vào vấn đề của Hoa Kỳ nên Hội nghị không có tiến triển nào.[27]

Đặc biệt, nghỉ giải lao 15 phút giữa chừng đã thành lệ của Hội nghị từ phiên thứ 6 khi phía Hoa Kỳ để nghị nghỉ giải lao và mời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra phòng khác để nói chuyện thời tiết. Đây được coi là động thái làm trì hoãn Hội nghị của Hoa Kỳ nhằm đưa Hội nghị tới thời điểm có lợi hơn.[28] Tới phiên họp thứ 10 ngày 26-06-1968, Ngoại trưởng Xuân Thủy chỉ trích mạnh mẽ thái độ không nghiêm túc đàm phán của Hoa Kỳ, âm mưu lợi dụng đàm phán để xuyên tạc Hiệp định Genève (1954) của Mỹ và để vạch trần ý đồ chia cắt Việt Nam thành 02 quốc gia riêng biệt khi lấp liếm tính tạm thời và tính quân sự của giới tuyến quân sự; ý đồ lợi dụng ngừng bắn để củng cố Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tấn công phi pháp Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam; ý đồ lợi dụng, thao túng sự giám sát quốc tế để chia cắt Việt Nam như trên bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Xuân Thủy cũng nêu lập trường của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam:

  1. Thống nhất Việt Nam được tiến hành bằng phương pháp hòa bình, từng bước một, không có sự cưỡng bức của bên này với bên kia
  2. Thực hiện quyền tự do đi lại, trao đổi thông tin, văn hóa và kinh tế giữa hai miền.

Để Hội nghị có tiến triển, Ngoại trưởng Xuân Thủy đề nghị:

  1. Tất cả các bên, đặc biệt là Mỹ và VNCH không được xuyên táck và phá hoại Hiệp định Genève (1954)
  2. Mỹ ngừng ném bom và chống phá miền Bắc vô điều kiện
  3. Trong đàm phán, Mỹ phải đi thẳng vào vấn đề, không vòng vo
  4. Mỹ cần chấm dứt ngay thủ đoạn bóp méo thực tế khi vẫn tiến hành các hành động leo thang chiến tranh trong khi vẫn tuyên truyền kêu gọi hòa bình[29]

14 phiên họp đầu tiên không có tiến triển do phía Mỹ liên tục lảnh tránh các vấn đề chính. Ngày 11-08-1968, Chính phủ Cách mạng Lào tuyên bố: "Việc nêu vấn đề của Lào tại Hội nghị Paris là bất hợp pháp, xâm phạm tới chủ quyền của Lào. Đồng thời chứng tỏ Hoa Kỳ đang bối rối trước áp lực của dư luận quốc tế đang lên án thái độ bướng bỉnh của Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris cũng như trong cuộc chiên tranh xâm lược Việt Nam".[30]

Sau đợt tấn công thứ ba của Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, vào ngày 02-09-1968, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng tuyên bố việc Hoa Kỳ ngừng ném bom miền Bắc sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc từng bước một tìm ra một giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam. Phát ngôn viên của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Thành Lê tuyên bố hai bên sẽ tiếp tục đàm phán nếu Hoa Kỳ ngừng ném bom miền Bắc.[31]

Sau những diễn biên căng thẳng trên chiến trường, trong tháng 9-1968 Tổng thư ký Liên hiệp Quốc U. Thant và Ngoại trưởng Pháp Michel Debré thúc giục cả hai bên cần ngồi vào bàn đàm phán ngay lập tức.[32] Đặc biệt, ngày 23-09-1968, Tổng thư ký Liên hiệp Quốc U. Thant tuyên bố: "Một nghị quyết yêu cầu Hoa Kỳ ngừng oanh tạc miền Bắc có thể sẽ được đa số thành viên LHQ tán thành." Tuy nhiên, Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ George Ball tuyên bố: "đề nghị của U.Thant không giúp ích gì cho sự tiến triển của Hội nghị Paris."[33]

Các hoạt động tăng cường quân sự của Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa

Tuổi tổng động viên lính của Việt Nam Cộng hòa giảm xuống còn 18. Vào cuối năm 1968, quân số Việt Nam Cộng hòa vượt 80 vạn quân. Súng M16 được trang bị cho tất cả các tiểu đoàn chính quy bộ binh, nhảy dù, biệt động, thủy quân lục chiến. Tới năm 1968, Quân lực Việt Nam Cộng hòa hoàn thành trang bị M16 toàn quân. Về phía Hoa Kỳ, trong năm 1968, quân số Hoa Kỳ đã được tăng thêm 200.000 lính. Quân lực Việt Nam Cộng hòa được Mỹ đẩy mạnh trang thiết bị tối tân hơn và tăng cường nguồn tài chính.[34] Trong tháng 7 và 8/1968, liên quân Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện 1.929 cuộc hành quân cấp tiêu đoàn trở lên, 156.000 phi xuất, trong đó B52 tiến hành 6.922 phi vụ oanh tạc miền Bắc.[35]

Ngày 25-09-1968, Tổng thống Hoa Kỳ Jonhson tuyên bố: "Chúng tôi không có ý định giảm bớt quân số từ nay tới tháng 6-1969 hay bất kỳ một thời hạn nào khác trong tương lai."[36]

Ngày 01-10-1968, Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa tiến hành Chiến dịch tâm lý chiến Nguyễn Trãi.[37] Tới ngày 01-10-1968, Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa tiến hành Chiến dịch Phụng Hoàng diễn ra từ 15-10-1968 đến hết Tết năm 1969 với mục tiêu: "Gây tổn hại cơ sở hạ tầng Việt Cộng nói chung nhưng đặc biệt chú trọng đến các cá nhân nằm trọng hệ thống của Việt Cộng theo thứ tự ưu tiên rõ rệt: Chính trị cao hơn quân sự."[38]

Ngày 01-11-1968 Tổng thống Hoa Kỳ Jonhson tuyên bố ngừng đánh phá miền Bắc đồng thời thông báo Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẽ tham đàm phán từ ngày 06-11-1968.

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu Apple Hội nghị Thành Đô Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972 http://www.history.com/this-day-in-history/u-s-sou... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nhun... http://baophapluat.vn/an-ninh-quoc-phong/su-kien-v... http://baophapluat.vn/phap-luat-4-phuong/nguyen-va... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tha... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/14969902-.... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bi-mat-ve-chiec-ban...